This is an example of a HTML caption with a link.
858â23 236ờ Chủ nhậtà 14:36 Chủ nhật, 03/12/2023

CHUẨN ĐẦU RA ĐẠI HỌC CHÍNH QUI

Đăng lúc: Thứ hai - 29/01/2018 08:13 - Người đăng bài viết: Khoa kỹ thuật phân tích
CHUẨN ĐẦU RA ĐẠI HỌC CHÍNH QUI

CHUẨN ĐẦU RA ĐẠI HỌC CHÍNH QUI

CHUẨN ĐẦU RA ĐẠI HỌC CHÍNH QUI
NGÀNH HÓA HỌC (Chuyên ngành Hóa Phân tích)
Sinh viên trường Đại học Công nghiệp Việt Trì sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Hóa Phân tích phải đạt các chuẩn sau:
1. Kiến thức
1.1. Kiến thức chung
- Đảm bảo kiến thức cơ bản về lý luận chính trị (chủ nghĩa Mác-Lê Nin, đường lối cách mạng Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh…)
- Được trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn.
- Các kiến thức về giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng.
1.2. Kiến thức cơ sở ngành
- Có hiểu biết cơ bản về các quá trình hoá học xảy ra trong dung dịch.
- Có kiến thức nền tảng về hoá Phân tích như: Các khái niệm, định luật cơ bản trên cơ sở đó khảo sát các quá trình cân bằng trong dung dịch (Cân bằng axit bazo, cân bằng oxi hóa khử, cân bằng dị thể, cân bằng phức chất) và phương pháp phân tích định tính các ion trong dung dịch. 
- Có kiến thức cơ bản về các phương pháp định lượng hoá học (Phương pháp phân tích khối lượng, phương pháp chuẩn độ axit bazo, phương pháp chuẩn độ kết tủa,  phương pháp chuẩn độ oxi hóa khử, phương pháp chuẩn độ phương pháp chuẩn độ phức chất) để có thể tiếp thu đựơc những học phần khác thuộc khối kiến thức chuyên ngành
- Có khả năng nắm bắt nguyên lý cấu tạo, cách sử dụng và bảo quản hệ thống các trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm cơ bản, hiểu biết về kỹ thuật an toàn trong phòng thí nghiệm phân tích hóa.
1.3. Kiến thức chuyên môn
- Hiểu được kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực hóa phân tích như cách xác định các chỉ tiêu trong mẫu nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm trong sản xuất công nghiệp.
- Hiểu được các quy trình phân tích kiểm nghiệm thực phẩm, dược phẩm, phân tích môi trường, phân tích trong sản xuất và đời sống.
- Có khả năng áp dụng các kiến thức cơ sở và cốt lõi của ngành học và sử dụng công cụ hiện đại để xây dựng và triển khai các quy trình phân tích mới.
- Có khả năng tích lũy kiến thức để tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.
2. Kỹ năng
2.1. Kỹ năng cơ sở ngành
- Hiểu biết và sử dụng được các phương tiện, dụng cụ thông dụng trong các phòng thí nghiệm phân tích.
- Có kỹ năng thực hành cao, có khả năng áp dụng các kiến thức cơ sở để triển khai, xây dựng, cải tiến… các thí nghiệm phân tích định tính, phân tích định lượng các chất.
- Phân tích, đánh giá và xử lý được các số liệu thực nghiệm trong phân tích. 
- Có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật vào công việc, giải quyết được tình huống kỹ thuật phức tạp trong thực tế.
2.2. Kỹ năng chuyên môn
- Sử dụng thành thạo vi tính trong các công việc  truy cập các thông tin về khoa học kỹ thuật và kỹ thuật công nghệ phân tích.
- Có kỹ năng thực hành cao về ngành hóa học, đáp ứng nhu cầu của công nghiệp và xã hội. 
- Sử dụng được các trang thiết bị máy móc hiện đại để nghiên cứu khoa học và thực hành phân tích các loại mẫu môi trường, mẫu nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm trong sản xuất công nghiệp, trong đời sống.
- Có kỹ năng hình thành và phát triển tư duy nghiên cứu và làm việc độc lập, có khả năng ứng dụng Hoá học vào giải quyết các bài toán thực tế trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội.
- Có khả năng tiếp cận, xây dựng, triển khai các phương pháp, quy trình phân tích mới, sử dụng trong kiểm nghiệm thực phẩm, dược phẩm, phân tích môi trường…
- Có kỹ năng tổ chức, thiết kế, quản lý phòng thí nghiệm chuyên ngành.
3. Các chứng chỉ cần tích lũy để đạt chuẩn đầu ra
- Tiếng Anh TOEIC đạt điểm từ 350 trở lên.
- Tin học ứng dụng đạt chứng chỉ B.
- Chứng chỉ về kỹ năng mềm.
- Tổ chức và quản lý phòng thí nghiệm.
- Các phương pháp hiện đại ứng dụng trong phân tích mẫu.
- Xử lý mẫu trong phân tích dạng vết.
4. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có cơ hội làm các công việc sau:
- Đảm nhận công tác nghiên cứu, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và áp dụng các quy trình phân tích phục vụ sản xuất, làm cán bộ kỹ thuật tại các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất và kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực công nghệ hóa học, thực phẩm, môi trường và công nghệ vật liệu, dược phẩm và xét nghiệm y tế, hóa mỹ phẩm, lương thực, thực phẩm, vv.
- Làm chuyên viên phân tích  tại các phòng hoá nghiệm, phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) của các nhà máy, xí nghiệp sản xuất.
- Làm cán bộ phân tích kiểm tra tại các trung tâm kiểm nghiệm, trung tâm quan trắc môi trường...
- Làm cán bộ nghiên cứu khoa học tại các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học.
- Làm chuyên viên tại các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học về lĩnh vực sinh học, xử lý môi trường, lĩnh vực vật liệu nano composit,…
- Giảng dạy hoặc hướng dẫn thực hành môn Hóa học tại các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung học phổ thông.
 

Tác giả bài viết: KHOA KỸ THUẬT PHÂN TÍCH

Hãy chia sẻ với người thân và bạn bè của bạn


Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn